Giới thiệu

PLC (Programmable Logic Controllers): là thiết bị điều khiển có thể lập trình được cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình.

Người sử dụng có thể lập trình PLC thực hiện các công việc tự động theo ngôn ngữ đã được nạp sẵn. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay khối Logic.

Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Delta, Mitsubishi, INVT, Allen-Bradley, Omron, Honeywell. ABB là một trong những nhà sản xuất ấy và có uy tín trên thị trường khi được người sử dụng tín nhiệm rất cao.

Nguyên lý hoạt động

Khi thiết bị được kích hoạt bởi nguồn 24VDC hoặc 220VDC. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục lặp chương trình (vòng lặp) do người dùng cài đặt sẵn và chờ các tín hiệu xuất hiện ở ngõ vào và xuất ra các tín hiệu ở ngõ ra.

Khi ngõ vào tác động, PLC sẽ nhận biết và điều khiển các ngõ ra theo ngôn ngữ đã nạp sẵn.

Cấu trúc

Tất cả các PLC đều có thành phần chính như sau:

Khối xử lý trung tâm:

– Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM).

– Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC.

Khối vào ra:

– Các Modul vào/ra.

– Các module truyền thông kết nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485, Ethernet…

Phân loại

Tùy vào mỗi ứng dụng nhỏ hay lớn mà ta có các loại PLC khác nhau:

– Có thể phân loại theo số I/O

– Phân loại theo nhà sản xuất

– Phân loại theo version

– Phân loại theo ứng dụng compact hay general.

Ứng dụng

PLC được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều loại máy móc như: máy in, máy dập khuôn, hệ thống máy phân loại, máy chế biến thực phẩm, hệ thống phân bổ giám sát trong dây chuyền sản xuất…