Ngành đường và nỗi lo hội nhập 2018

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, ngành đường Việt Nam bước vào cột mốc quan trọng. Theo thỏa thuận của định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), đường có thể là mặt hàng không phải chịu thuế nhập khẩu trong khu vực (thuế suất 0%) vào năm 2018.

Cụ thể hơn hiện hàng năm Việt Nam sẽ nhập khẩu một lượng đường nhất định trong hạn ngạch thuế quan theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới - WTO (năm 2017, lượng đường trong hạn ngạch thuế quan của Việt Nam nhập khẩu theo cam kết WTO là 89.500 tấn), thì kể từ đầu năm sau Việt Nam sẽ xóa bỏ hạn ngạch.

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Thành Thành Công- công ty mẹ của CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh cũng chia sẻ con số dự báo đầy khó khăn khi đến năm 2025, có thể chỉ còn 15 trong số 40 nhà máy đường hiện nay còn hoạt động.

Hiện giá đường của Thái Lan vào tới biên giới Việt Nam có giá chỉ 8.000 đồng/kg, trong khi đường trong nước vừa mới ra lò giá vốn đã tới 12.500 đồng/kg. Đây cũng chính là lý do khiến đường nhập lẩu từ Thái Lan tràn vào Việt Nam.

Theo GS.TS. Võ Tòng Xuân, 3 nguyên nhân chính khiến giá đường Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực gồm kỹ thuật trồng trọt, công nghệ chế biến hiệu suất thấp và tư nhân hóa nhà máy đường. GS Xuân chỉ ra con số so sánh hiện 1 tấn mía của Brazil, nước sản xuất mía đường tốt nhất thế giới có giá thành là 16 USD, Úc là 18-20 USD, Thái Lan là 30 USD trong khi Việt Nam là 50 USD.

Giải pháp trước mắt được Hiệp hội mía đường Việt Nam đưa ra là vận động đưa mặt hàng đường vào danh sách danh mục hàng hóa nhập khẩu áp thuế suất 5% sau năm 2018. Tuy nhiên giải pháp này rõ có được áp dụng hay không.

Theo GS. TS Võ Tòng Xuân, để cạnh tranh được với các nước trong khu vực, ngành sản xuất đường cần phải kéo giá nguyên liệu xuống, bởi đây là khâu quan trọng nhất khiến giá thành đường trong nước cao hơn đối thủ cạnh tranh.

Để làm được việc này, không còn cách nào khác là phải thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo ra những cánh đồng quy mô lớn để cơ giới hóa từ đó sẽ giảm được chi phí còn 50% so với hiện nay. Các nước trong khu vực như Thái Lan và Philippines hiện cũng đã và đang có những hành động cụ thể nhằm tái cấu trúc mạnh mẽ ngành mía đường. Ví dụ Philippines áp dụng chương trình cánh đồng lớn Block Farming (thúc đẩy mạnh mẽ việc thành lập những nông trường canh tác mía quy mô từ 30-50 ha.

Đây là cơ sở tiên quyết để áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa tiên tiến do các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện dưới sự bảo trợ và giám sát của chính phủ. Ngoài ra nước này còn thực hiện chương trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ nông trại về nhà máy (Farm to Mills Road) hay chương trình tài trợ đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi; giành ngân sách 300 triệu peso/năm (150 tỉ đồng) cho hoạt động R&D với mục tiêu dài hạn phát triển bộ giống mía năng suất cao và nghiên cứu các sản phẩm cạnh đường, sau đường có giá trị kinh tế giá tăng cao đón đầu cho xu hướng tiêu dùng thị trường.

Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ngành sản xuất này đang tạo việc làm cho hơn 7 triệu người. Do đó mức độ tác động tới kinh tế xã hội của ngành này lớn hơn. Một số liệu khác cho thấy 2 quốc gia Thái Lan và Philippines ngành này tao ra số lượng công ăn việc làm lần lượt là 5 và 1,5 triệu người.

PV / Theo Trí Thức Trẻ

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Chúng tôi sẽ đăng bình luận của bạn sau khi kiểm duyệt.